Mái hiên kéo là loại mái có khả năng cuộn ra xếp vào rất linh động. Ngoài công dụng che mưa nắng loại mái hiên kéo còn gia tăng tính thẩm mỹ cho không gian. Để phát huy được công năng của mái hiên kéo cần tuân thủ các bước thi công chuyên nghiệp nhất. Tham khảo quy trình thi công mái hiện kéo tại Bà Rịa Vũng Tàu.
Cấu tạo chính của mái hiên kéo
Trước khi tìm hiểu quy trình thi công mái hiên kéo tại Bà Rịa Vũng Tàu, chúng ta cần biết cấu tạo chính của mái hiên. Mái hiên kéo được cấu tạo từ 5 bộ phận chính:
Khung mái che: được cấu thành từ nhiều thanh hộp sắt mạ kẽm 40x80, có hàn U treo dày. Nhờ đó sẽ giúp đảm bảo được độ cứng cáp cũng như tính an toàn cho công trình.
Cột: là dạng dầm sắt hay sắt phi có đường kính từ 90 - 120 tùy theo diện tích của từng loại mái hiên kéo. Chân cột được đổ bê tông hoặc sử dụng để bản mã dày.
Bạt che: sử dụng những loại bạt chất lượng, bền đẹp như loại bạt Tarpaulin và bạt Myung-sung.
Thanh sáo: sử dụng những thanh hộp 25x25 (đối với các loại mái kích thước nhỏ) và sử sắt hộp 20x40 (đối với các loại mái có diện tích lớn và diện tích trung bình)
Hệ kéo: là hệ ròng rọc trượt lăn trên sợi cáp bọc nhựa 6 ly giữa mái kéo. Sợi cáp cố định trên khung, đàm ngang và trụ sắt hộp 50x100 dày 1,8ly.
Ngoài ra còn có phần bánh xe di động trượt trên thanh U có bạc đạn vòng bi trợ lực. Sử dụng dây thừng nhỏ bền chắc.
Quy trình thi công mái hiên kéo tại Bà Rịa Vũng Tàu
Quy trình thi công mái hiên kéo tại Bà Rịa Vũng Tàu chuyên nghiệp gồm 3 bước.
Bước 1: Đo đạc vị trí mặt bằng cần lắp đặt
Bước 2: Chuẩn bị các linh kiện và mái hiên di động
+ Tắc kê sắt dùng để gắn bát vuông của mái che vào tường bê tông (6 chiếc)
+ Nắp nhựa dùng để lắp 2 đầu ống nhôm (2 chiếc)
+ Vài chiếc ốc dù dùng để gắn bát tròn vào bát vuông
+ Đế nhôm dùng để kết nối ống nhôm với tay nhôm (2 chiếc)
+ Ốc tay ngoài 10mm 8cm, ốc tay trong 12mm 10cm
+ Bát vuông (2 chiếc)
+ Hộp số dùng để điều khiển cơ cấu quay của mái hiên (1 chiếc)
+ Cần quay để quay mái hiên ra và quay mái hiên vào (1 chiếc)
+ Bát tròn ngược chiều dùng để gắn tay trong mái che với bát L (2 chiếc)
+ Tay đỡ mái hiên để đỡ toàn bộ mái hiên hướng ra ngoài (2 chiếc)
+ Ống nhôm mái hiên di động có chiều dài như nhau để cuộn bạt mái hiên di động (2 ống)
Bước 3: Tiến hành thi công mái kéo di động
+ Đầu tiên tiến hành lắp ống dây nhựa vào khe tròn của ống nhôm trước. Còn phần khe vuông thì lắp dế nhôm vào để gắn tay đỡ mái hiên với ống nhôm lại. Sau đó sử dụng ốc dù để lắp hộp số vào bát vuông
+ Bước trên trước khi lắp ống nhựa tròn vào khe tròn thì bạn phải đưa ống nhựa tròn vào lỗ may của bạt mái hiên rồi mới được đưa ống nhựa tròn đã gắn bạt.
+ Đặt 2 bát vuông cân bằng nhau để đánh dấu 2 điểm trên tường, có khoảng cách hợp lý để đặt ống nhôm. Tiếp theo đánh dấu vị trí lỗ cần khoan.
+ Gắn mũi khoan 12mm vào khoan bê tông rồi khoan 2 lỗ sâu hơn độ dài của tắc kê sắt
+ Lấy búa đóng tắc kê lên tường rồi dùng chìa khóa 17mm vặn theo chiều kim đồng hồ cho cứng, sau đó vặn ngược lại để lấy tán ra.
+ Một bên bát gắn luôn lên tường còn bát còn lại thì gắn lên trục mái che. Đầu trục kia thì gắn lên bát vuông ( đã được gắn lên tường).
+ Cuối cùng dùng ốc tay trong loại 12mm 10cm gắn đầu thanh nhôm lớn vào bát bí, dùng tiếp ốc tay ngoài 10mm, 8cm gắn đầu thanh nhôm nhỏ vào đế nhôm.